Niềng răng thẩm mỹ

Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ răng rất phổ biến trong thời gian gần đây. Kỹ thuật này cho phép chỉnh sửa những tình trạng răng đang gặp các khiếm khuyết như mọc lệch, mọc lộn xộn, không đều, hô móm khấp khểnh.

Niềng răng là gì?

Niềng răng là thuật ngữ quen thuộc trong nha khoa, dùng để khắc phục những tình trạng răng đang gặp vấn đề về khớp cắn, răng mọc không đúng vị trí.

Phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành dùng những khí cụ chuyên dụng, cụ thể là mắc cài hoặc khay niềng để di dời các răng về vị trí mong muốn nhằm mang lại một hàm răng cân đối, đều đẹp.

Niềng răng là giải pháp giúp khắc tình trạng răng thưa, khấp khểnh, hô móm

Độ tuổi lý tưởng để niềng răng

Có thể nói, độ tuổi từ 12 – 16 là độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng. Vì đây là thời điểm mà trẻ đang trong giai đoạn dậy thì, cả răng và xương hàm vẫn còn chưa cố định vững chắc.

Trong thời gian này, việc sử dụng khí cụ để thực hiện điều chỉnh răng móm, răng mọc lộn xộn, không đúng vị trí là điều rất dễ dàng. Thời gian răng dịch chuyển tương đối nhanh chóng. Đồng thời người bệnh không cần phải nhổ bỏ chiếc răng nào.

Các rủi ro khi niềng răng

Niềng răng hiện nay là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn vì mang lại kết quả tối ưu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp gặp biến chứng do niềng răng sai cách.

1. Nguy cơ chết tủy
Trường hợp bác sĩ gắn khí cụ không đúng kỹ thuật làm răng có xu hướng nghiêng về một phía. Thời gian càng kéo dài, không những thẩm mỹ không được cải thiện mà còn khiến chân răng bị lộ lên trên gây viêm tủy, thậm chí là chết tủy.

Răng có nguy cơ chết tủy nếu gắn kỹ thuật không đúng kỹ thuật

2. Khuôn mặt có thể bị biến dạng

Giai đoạn từ 12 – 16 tuổi là thời điểm mà xương hàm của trẻ vẫn đang phát triển, do đó nếu gắn khí cụ không phù hợp, hoặc trường hợp không theo dõi thường xuyên quá trình dịch chuyển của răng có thể sẽ thay đổi cấu trúc gương mặt, làm mất đi vẻ hài hòa, cân đối của bệnh nhân.

3. Nguy cơ tổn thương răng

Một vấn đề mà người bệnh cần lưu ý trong quá trình niềng răng là không phải món ăn nào cũng có thể ăn. Bạn cần kiêng khem theo lời khuyên của bác sĩ.

Tuy nhiên, vì một số bệnh nhân đã hình thành thói quen, không thể bỏ qua được những món khoái khẩu, mà những món này lại nằm trong mục hạn chế khi thực hiện phương pháp niềng răng.

Điều này sẽ khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng. Trở nên yếu dần và nhạy cảm, dễ dàng phản ứng lại với những tác động của môi trường.

4. Răng rụng sớm hơn

Kỹ thuật bác sĩ không tốt hoặc bệnh nhân không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến răng sau khi niềng trở nên yếu ớt hơn. Nhiều trường hợp bị hạn chế về sức nhai, nặng hơn còn gây rụng răng sớm.

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi niềng răng

Để giảm thiểu những rủi ro khi niềng răng, việc đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn một nha khoa thật uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất hiện đại.

Nên lựa chọn niềng răng tại nha khoa uy tín để tránh phát sinh tình huống rủi ro

 

Tiếp theo, trong quá trình thăm khám, tư vấn bạn cần nói rõ tình trạng sức khỏe tổng quát với bác sĩ. Trường hợp mắc các bệnh về máu hoặc nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp nhằm mang lại kết quả phục hình tốt nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến khỏe người bệnh.

Bạn nên cân nhắc lựa chọn thời điểm hợp nhất để niềng răng. Nếu ngay từ đầu đã có ý định niềng răng thì nên đến nha khoa càng sớm càng tốt. Vì độ tuổi lý tưởng nhất chính là từ 12 – 16 tuổi.

Trường hợp niềng răng ở độ tuổi trưởng thành, bạn cần chuẩn bị trước về mặt tinh thần là kết quả phục hình có thể sẽ không được tuyệt đối như mong muốn ban đầu.

Bên cạnh đó, để răng không gặp biến chứng sau khi niềng, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và lộ trình điều trị của bác sĩ. Loại bỏ những thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng xấu, đảm bảo quá trình niềng răng không bị cản trở.

Các phương pháp niềng răng

Hiện nay, niềng răng có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng đáp ứng nhằm đáp ứng được đầy đủ đối tượng người bệnh.

1. Chỉnh nha niềng răng tháo lắp
Kỹ thuật này bác sĩ sẽ dùng hàm nhựa để mang vào cho bệnh nhân. Khí cụ sẽ thực hiện nắn chỉnh răng từ từ.

Phương pháp niềng răng tháo lắp

 

Người bệnh có thể mở ra vệ sinh răng hằng ngày. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ phù hợp với những tình trạng răng dễ điều trị và thời gian để mang lại hiệu quả rất lâu.

2. Chỉnh nha niềng răng bằng hệ thống mắc cài

Niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống: Bác sĩ sẽ sử dụng dây thun nhằm cố định phần dây cung trên rãnh các mắc cài. Cả mắc cài và dây cung đều được làm từ thép không gỉ nên có độ bền, cứng chắc cao, không gây kích ứng đến các mô trong miệng.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể bị gián đoạn nếu dây thun giãn hoặc bung sút dây.

Mắc cài kim loại tự buộc: Phương pháp này có nhiều điểm cải tiến vượt bậc hơn so với mắc cài kim loại truyền thống.

Hệ thống mắc trượt tự động đóng khóa được thay thế cho dây chun đàn hồi (bộ phận có nhiệm vụ cố định dây cung trên các rãnh mắc cài), nhờ đó mà quá trình niềng răng đảm bảo được diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn.

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

 

Niềng răng mắc cài sứ: Nếu niềng răng bằng mắc cài kim loại không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ thì niềng răng mắc cài sứ có thể khắc phục được tình trạng này.

Với hệ thống mắc cài có màu sắc tương tự như màu răng mang lại tính thẩm mỹ cao, rất thích hợp với những người làm việc trong môi trường đòi hỏi phải gặp khách hàng, đối tác thường xuyên.

Niềng răng mắc cài mặt trong: Phương pháp này, mắc cài sẽ được gắn ở phía trong răng. Nhờ đó mà cũng đảm bảo được tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao.

Bên cạnh đó, quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày sẽ khó khăn hơn, bạn cần phải sử dụng đến những dụng cụ chuyên dụng như máy tăm nước nếu muốn hiệu quả làm sạch được đảm bảo.

Niềng răng mắc cài mặt trong

3. Niềng răng bằng khay trong suốt

Là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng khay niềng trong suốt để làm khí cụ thay cho hệ thống mắc cài và dây thun ở phương pháp cũ.

Khay niềng trong suốt gồm có 2 loại: Một loại sản xuất tại Mỹ có tên là Invisalign và một loại sản xuất tại Việt Nam có tên là Clear Aligner. Trong đó, niềng răng trong suốt Invisalign được ưu tiên sử dụng hơn cả vì tính chính xác và mang lại hiệu quả phục hình cao.

Niềng răng bằng khay trong suốt

Quy trình niềng răng

Tại Nha Khoa Kim Dung, quy trình niềng răng được thực hiện theo đúng tuần tự sau:


Bước 1: Thăm khám cho bệnh nhân

Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng cụ thể cho từng bệnh nhân, chụp 3D để đánh giá chính xác mức độ lệch lạc của răng hàm.

Bước 2: Tư vấn thực hiện
Dựa vào những dữ liệu vừa mới thu thập, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị. Đồng thời tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.

Đây là bước tương đối quan trọng để giúp người bệnh hiểu rõ quy trình thực hiện như thế nào và phương pháp niềng răng mà mình đang áp dụng. Từ đó, tạo nên sự hợp tác ăn ý giữa bệnh nhân và bác sĩ, hạn chế được tình trạng gián đoạn khi điều trị.

Bước 3: Vệ sinh răng miệng
Nếu bệnh nhân đồng ý với phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng nhằm làm sạch mảng bám và các chất tồn đọng. Đồng thời, những trường hợp như sâu răng, mất răng, răng gãy mẻ,… cần được xử lý ổn thỏa trước rồi mới thực hiện niềng răng.

Bước 4: Lấy dấu hàm và gắn khí cụ
Sau bước vệ sinh răng miệng và điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có), bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm.

Sau đó bác sĩ tiến hành gắn khí cụ vào răng cho bệnh nhân. Thời gian đầu có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì khí cụ vướng víu trong miệng, tuy nhiên bạn sẽ quen dần và thích nghi với điều này.

Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng và lên lịch tái khám
Sau khi đã hoàn tất quy trình gắn khí cụ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà hợp lý, khoa học nhằm mang lại kết quả tốt nhất sau khi kết thúc thời gian niềng răng.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng lịch hẹn tái khám của bác sĩ. Vì thông thường, mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ điều chỉnh lại hệ thống khí cụ cho phù hợp với tình trạng răng hiện tại.

Bước 6: Tháo khí cụ
Khi thời gian niềng răng kết thúc, các răng đã dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, bác sĩ sẽ tháo khí cụ. Sau đó, chỉ định bệnh nhân đeo hàm duy trì nhằm hạn chế tình trạng răng di chuyển về lại vị trí cũ.

Lưu ý, trong thời gian đeo hàm duy trì, bạn cũng nên tái khám tại nha khoa theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

 

NHA KHOA KIM DUNG DR TÚ

Hotline: 0902.181.839
Email: nhakhoakimdunhdrtu@gmail.com
Web: www.nhakhoakimdungdrtu.com
CS1: R88, KDC Phú Thịnh, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
CS2: 415 Võ Nguyên Giáp, KP3, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
CS3: 19C1 Khu Phố 1, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai – Chi nhánh Mai Khôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0902.181.839
Chat zalo
Gọi điện