Tiểu phẫu răng khôn

Đến với Nha Khoa Kim Dung, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ nhổ răng không đau, đảm bảo an toàn được thực hiện bởi đội ngủ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm mang lại kết quả điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.

Nhổ răng là giải pháp điều trị nha khoa cuối cùng khi răng không còn có thể bảo tồn được nữa. Chính vì thế mà chúng tôi luôn hạn chế đến mức thấp nhất có thể các trường hợp chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt bạn cần phải loại bỏ răng sẽ tốt hơn là giữ lại.

Một số trường hợp cần phải nhổ răng

– Sâu răng trầm trọng: làm cho răng không thể phục hồi lại được.

– Hoại tử tủy: mà không thể điều trị nội nha.

– Bệnh nha chu trầm trọng: trong trường hợp này răng bị lung lay đáng kể do xương bao bọc, hỗ trợ xung quanh răng đã bị tiêu huỷ, không thể phục hồi được nữa. Việc nhổ răng là phương án đơn giản và tiết kiệm nhất khi đến nha khoa.

– Răng sai vị trí và răng không chức năng: Phổ biến nhất là răng nanh hàm trên và răng khôn. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch thì nhổ răng là cách duy nhất để ngăn chặn những tình huống xấu hơn có thể xảy ra.

Vì khi răng khôn mọc lệch có thể đâm vào răng hàm quanh nó làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng, khiến các răng lân cận có thể bị vỡ, bị nghiêng; ảnh hưởng đến tủy răng, sâu răng và nguy cơ mắc các bệnh răng miệng dễ xảy ra.

– Chỉ định phục hình: đôi khi cần nhổ răng để tạo những khoảng trống cần thiết cho điều trị chỉnh hình răng.

– Răng ngầm: khi được chỉ định (không phải tất cả răng ngầm đều có chỉ định nhổ).

– Răng có bệnh lý như khối u: mà không thể điều trị hoàn toàn nếu như không nhổ răng.

– Chấn thương: trong những trường hợp gãy răng, gãy chân răng, không thể chữa trị được bằng phương pháp trám răng hay phục hình.

Mặt khác, đối với những bệnh nhân không may mắn sở hữu hàm răng dị dạng, vẩu, khấp khểnh và có nhu cầu thẩm mỹ phục hình răng cũng có thể sẽ phải loại bỏ một số răng để dễ dàng trong việc thực hiện nắn răng, chỉnh hình.

– Yếu tố kinh tế: Một số ít người chọn phương án nhổ răng đau, răng sâu thay vì chọn biện pháp trám răng, chữa răng tốn kém vì lý do kinh tế.

– Răng nằm trong vùng gãy xương hàm.

** Lưu ý: Số răng nhổ ở mỗi lần tùy thuộc vào vị trí của các răng, tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân, có thể nhổ 2 đến 3 răng trong cùng 1 lần. Không nên nhổ các răng ở hai bên hàm cùng lúc vì làm trở ngại việc ăn uống. Ngoài ra việc trồng răng giả là vô cùng cần thiết (chỉ trừ răng khôn).

Một số trường hợp không nên nhổ răng

Trong trường hợp bệnh nhân mắc một số bệnh lý, việc nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần khai báo trung thực về tình trạng sức khỏe của mình cho bác sĩ để có những chỉ định phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bệnh lý toàn thân: các bệnh lý liên quan đến vấn đề đông máu, bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh ác tính, cần nói rõ với bác sĩ để có biện pháp kiểm soát phù hợp.

Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân nên trung thực khai báo rõ với bác sĩ trước khi nhổ răng

Các bệnh lý tại chỗ: cụ thể là răng miệng bạn đang gặp vấn đề như nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan, hoặc đang trong thời gian xạ trị, bạn cần phải tạm ngừng việc nhổ răng để điều trị triệt để. Sau khi những tình trạng này đã khỏi hẳn, việc nhổ răng sẽ được chỉ định.

Phụ nữ mang thai: phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường. Đặc biệt, quá trình nhổ răng cần sự can thiệp của thuốc tê, chụp X – Quang (nếu có) và sử dụng thuốc kháng sinh nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai thuộc đối tượng chống chỉ định tạm thời khi nhổ răng.

Phụ nữ mang thai là đối tượng chống chỉ định nhổ răng tạm thời

Ngoài ra, trường hợp người vừa mới khỏi bệnh hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng cần chờ cơ thể về trạng thái bình thường mới thực hiện nhổ răng.

Rủi ro có thể xảy ra khi nhổ răng

Nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn có thể sẽ gặp một số rủi ro sau nếu lựa chọn thực hiện tại nha khoa kém uy tín, chất lượng:

– Chảy máu kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu ngừng chảy.

– Vết thương chậm lành, thậm chí nhiều trường hợp còn xảy ra viêm nhiễm.

– Tổn thương đến các chân răng xung quanh, làm ảnh hưởng đến các phục hình trong miệng như mão răng, cầu răng sứ.

– Gây cảm giác tê trong miệng hoặc khu vực quanh môi liên tục.

 

Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng

Để tránh những rủi ro này, việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao cùng trang thiết bị hiện đại là vô cùng cần thiết.

Khi nào nên gọi cho chuyên gia

Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ như cắn bông gạc cầm máu; uống thuốc giảm đau, chống viêm; vệ sinh răng miệng đúng cách; nghỉ ngơi nhiều, tránh gắng sức,… để hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Trường hợp nếu xảy ra những tình trạng dưới đây, bạn cần gọi đến bác sĩ hoặc quay lại nha khoa ban đầu để được kiểm tra, xử lý:

– Xuất hiện cảm giác đau, khó chịu rõ ràng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Phản ứng sưng tấy nghiêm trọng, chảy máu kéo dài, kèm theo nhiệt độ cơ thể tăng cao.

– Vết thương sau 3 ngày với chiếc răng bình thường và 7 – 10 ngày đối với răng khôn vẫn còn đau nhức và không có dấu hiệu lành.

Phản ứng của mỗi người sau khi nhổ răng thường không giống nhau, điều này còn tùy thuộc vào thể trạng cũng như quá trình vệ sinh chăm sóc răng miệng hằng ngày. Trong trường hợp nếu thấy vết thương ở khu vực nhổ răng có dấu hiệu bất thường, bạn nên bình tĩnh quay lại nha khoa để được kiểm tra, tránh tình trạng hoảng hốt, mất kiểm soát.

Quy trình nhổ răng không đau

✦ Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ thăm khám, chỉ định chụp X – Quang để kiểm tra tình trạng xương hàm, răng và các mô quanh răng.

✦ Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ vệ sinh răng miệng, loại bỏ các yếu tố có thể gây bất lợi cho việc điều trị.

✦ Bước 3: Gây tê

Đây là bước cơ bản, được thực hiện trong mọi trường hợp nhổ răng để kiểm soát đến mức cao nhất cảm giác, đau khó chịu.

✦ Bước 4: Tiến hành nhổ răng

Bác sĩ sử dụng sóng siêu âm tách răng ra khỏi các mô xung quanh và gấp chúng ra ngoài. Quá trình nhổ răng tại Nha Khoa Kim Dung diễn ra khá nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 30 phút mỗi răng.

Răng khôn thường cần nhiều thời gian hơn, khoảng 20 – 45 phút, tùy độ khó của ca nhổ.

✦ Bước 5: Hẹn lịch tái khám

Bác sĩ kê toa thuốc giảm đau (nếu cần), hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng trong quá trình lành thương và chỉ định lịch tái khám, cắt chỉ.

 

NHA KHOA KIM DUNG DR TÚ

Hotline: 0902.181.839
Email: nhakhoakimdunhdrtu@gmail.com
Web: www.nhakhoakimdungdrtu.com
CS1: R88, KDC Phú Thịnh, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
CS2: 415 Võ Nguyên Giáp, KP3, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
CS3: 19C1 Khu Phố 1, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai – Chi nhánh Mai Khôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0902.181.839
Chat zalo
Gọi điện